Ai lần đầu đến mảnh đất Ba Tri mà không khỏi trầm trồ khi thưởng thức thứ rượu hào sảng, phóng khoáng, ngây ngất lòng người, được vua ban danh “ngự tửu”?
Vậy thế mà cũng có lúc, làng nghề trăm tuổi phải lao đao. Đó là khi rượu bị làm nhái, rượu kém chất lượng được sản xuất tràn lan. Lớp trẻ dần bỏ nghề, đi tha hương cầu thực. Nhiều lúc bố mẹ phải bỏ con cái lại cho ông bà chăm vì mong muốn kiếm được cái nghề gọi là “có tương lai” ở xứ người. Thấy mà đau lòng.
Ba kể: “Có lúc tưởng chừng như làng nghề ta lụi tàn vì không có người nối nghiệp. Cơ duyên đến với làng khi công ty Rượu Phú Lễ tới đặt nhà máy ở ngay làng, đến gặp từng hộ gia đình chuyên nghề nấu rượu để ngỏ ý hợp tác, nên làng nghề mới được như hôm nay”.
“Lúc đó bà con mừng lắm! Vì già trẻ trong làng ai cũng có cái nghề ổn định để mà làm. Người già ở nhà nặn hồ men, kháp rượu cũng có đồng ra đồng vô. Lớp trẻ thì được đi làm xí nghiệp ngay tại quê mình nè, đâu còn phải đi xa làm gì mà cực.” – Má hào hứng tiếp lời.
Còn với một người con của vùng đất thơm mùi lúa nếp này, thấy ba má vui cười mình cũng thấy vui lây. Phần vì làng nghề được giữ gìn, danh tửu của cha ông không bị thất truyền, phần vui hơn nữa vì phong vị quê nhà đã được mang đi khắp nơi, vang danh khắp chốn. Lắm lúc ngồi nhâm nhi vài ly với đám bạn, được chúng nó khen nghe mà nức mũi.