Rượu Phú Lễ
The Legend of Phu Le Wine Name
day 26 month 09, 2016

Ở Nam Bộ, giới sành điệu xưa nay vẫn xếp Xuân Thạnh (Trà Vinh), Gò Đen (Long An) và Phú Lễ (Bến Tre) vào hàng “đệ nhất danh tửu” bởi chất lượng và sự ổn định của nó.

Tuy nhiên, khi bước vào cơ chế thị trường, nếu rượu Xuân Thạnh vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, ít người biết đến thì Gò Đen lại ào ạt lao vào cuộc cạnh tranh, khiến cho giới “ẩm giả” đặt câu hỏi về chất lượng thật của hàng trăm, hàng ngàn can rượu vẫn hàng ngày được bày bán, chào mời dọc theo quôc lộ 1. Trong khi đó, âm thầm hơn, nhưng mấy năm qua Phú Lễ đã có những bước đi khá bài bản, từng bước xây dựng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước – trên cơ sở các tiêu chí sự ổn định chất lượng, kiểu dáng độc quyền, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, rược Phú Lễ đang đường hoàng có mặt trên các quầy rượu danh giá khắp nhiều tỉnh thành, từ Nam ra Bắc, và không giấu giếm tham vọng vượt lên các tên tuổi khác, hình thành loại “quốc tửu” được người tiêu dung cả nước chấp nhận. Người chắp cánh cho rượu Phú Lễ truyền thống từ một làng quê xa xôi của huyện Ba Tri (Bến Tre) thành một thương hiệu lớn là công ty Cổ phần sản xuất- Thương mại Phú Lễ (Bến Tre).

article_truyen_thuyet_ten_goi_ruou_phu_le

Nguyên liệu dùng để nấu rượu Phú Lễ là loại nếp mùa dài ngày ngon nhất. Đích thân trưởng lão trong làng chọn ra ba mươi sáu vị thuốc theo liều lượng thích hợp (các vị thuốc đó là: trần bì, quế khâu, đinh hương, tất phát, đại hồi, sa nhân, tiểu hồi, lương cương, càng cương, bách khấu, ngọc khấu, mai hoàng, hậu phát, tahor quả, quế chi, trạch lan, xích thước, hồng hoa, linh cừ, mật nang, tạo giác , cam thảo, son tàu, cam thảo nam, thiên niên kiện, cát cánh, bồ kết, hương truật, nhãn long, trầu hương, rau răm, lá nhãn, ngũ vị, tai vị, tiêu sọ, mồng tưới). Các vị thuốc này được xay nhuyễn, trộn bột gạo lứt, nhồi chung với cám, vo thành viên rồi phơi khô tạo thành một loại men đặc biệt gọi là hồ men.

Nếp nấu chín, rắc trộn với men này, rồi cho vào tĩnh ủ kín. Sau bảy ngày bảy đêm mới đưa vào diệm kháp. Lửa đun phải dung chính vỏ trấu cả nếp mùa, ngọn lửa phải đằm không lớn không nhỏ thì rượu mới không bị đắng, không bị “thét”. Rượu ra lò chưa dùng ngay mà phải hạ thổ (chôn xuống đất) một trăm ngày, hấp thụ âm dương của trời đất cho rượu thật “nhuần”.

Nhờ vậy rượu Phú Lễ có được hương vị thật thanh tao, diễm tuyệt.

Trải qua bao thăng trầm, người dân Phú Lễ vẫn ba, bốn đời bền bỉ tạo dựng, vượt qua bao thử thách của thời Pháp thuộc “tào cáo truy lùng rượu lậu” đến thời bao cấp thiếu lương thực “du kích đập lò bẻ ống”, để giữ bằng được được chất lượng của loại rượu danh tiếng này.

Nhưng do nằm ở vùng sâu, Bến tre lại là dải đất cù lao, đường sá cách trở, rượu Phú Lễ chủ yếu là tự sản tự tiêu. Với tâm huyết đưa “nước mắt quê hương” đi xa khỏi vùng đất ba đảo dừa xanh tỉnh Bến Tre đã thực hiện dự án “Khôi phục và nâng cao chất lượng rượu Phú Lễ”.

Tháng 7/2014, Công ty Cổ Phần Sản Xuất- Thương Mại Phú Lễ do luật sư Trần Anh Thuy làm giám đốc chính thức ra đời theo giấy phép kinh doanh của Sở Kế Hoạch – Đầu tư Bến Tre, với số vốn điều lệ hơn 1 tỷ đồng (đến nay đã lên hơn 2 tỷ đồng). Trước hết, để rượu Phú Lễ bảo đảm là sản phẩm của làng rượu Phú Lễ, Công ty xây dựng nhà xưởng tại ấp Phú Thanh, xã Phú Lễ. Nói là nhà xưởng nhưng không trực tiếp sản xuất mà chỉ thu mua lại lượng rượu của những hộ dân nấu rượu có tiếng, chất lượng ổn định trong làng (hiện nay người dân ở xã Phú Lễ không sản xuất rượu một cách manh mún mà thành lập Tổ hợp tác sản xuất). Sau thời gian giữ lại khoảng 100 ngày cho thật “nhuần”, rượu sẽ trải qua khâu tinh lọc để loại bỏ những tạp chất, độc tố có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhờ thế rượu đóng chai bởi công ty Phú LỄ đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Tháng 9/2006, sản phẩm rượu Phú Lễ đóng chai của công ty Phú Lễ với bình rượu được công nhận kiểu dáng công nghiệp độc qyền đã vinh dự đạt Huy Chương Vàng tại Hội chợ triển lãm quốc tế về lương thực- thực phẩm- đồ uống Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một tương lai đang rộng mở chờ đón rượu Phú Lễ!

(Theo Báo An Giang)