Chuyện xưa nay sách sử đều ghi: Vua luôn ban ngự tửu thưởng công hầu khanh tước hay chúc phúc quần thần những dịp trọng đại. Có lẽ chất ngọt thanh, nồng đượm, khi nếm vào một cảm giác tê tê, làm cho cảm thấy ngất ngây diễm tuyệt, chuyện mừng vui vì thế được thăng hoa.
Rượu Phú Lễ từng giọt được kháp từ một chất cơm rượu ngon, quí thoảng hương thơm thanh tao như chung “ngự tửu”. Bí quyết gia truyền của bài men Phú Lễ làm cho rượu Phú Lễ vang khăp nơi nơi, nên khi có đám tiệc, đặt bình rượu Phú Lễ lên bàn tiệc thì tự nhiên thấy trang trọng, quí báu thêm lên.
Bạn bè được mời dùng rượu Phú Lễ, hình như cảm thấy được trân trọng, cảm thấy mình là khách quí, và tự nhiên cảm thấy vui hơn, vinh dự hơn, rồi cùng nhau ngân nga câu hát:
Phú quí hiển vinh nhâm nhi đôi ba chén
Lễ nghĩa tình thâm uống cạn sáu bảy bình
“Rượu Phú Lễ”!
Đã từng có một thời tưởng đâu đã mai môt đi loại rượu lừng danh Phú Lễ này, mãi đến thời kinh tế thị trường, người dân tại Ba Tri (Bến Tre) mới khôi phục lại. Chỉ riêng tại xã Phú Lễ đã có hơn 100 hộ nông dân “kháp” rượu đế chuyên nghiệp ba, bốn đời, mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 2.000 lít rượu . Đặc biệt, thời gian sau này, rượu Phú Lễ được nhiều người biết tiếng hơn khi Bến Tre thực hiên dự án “Khôi phục và nâng cao chất lượng rượu Phú Lễ”, trong đó việc chú trọng sưu tầm,chọn lọc và khôi phục kỹ thuật lên men để chuẩn hóa lượng rượu đã đem lại khá nhiều thành công. Bài hồ men để kháp rượu bao gồm: Gạo lứt xay thành bột và phối trộn nhiều vịt huốc, như : trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi… cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ… theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc này được xay nhuyễn, trộn bột gạo lứt, nhồi chung với cam và vo thành từng viên hồ men. Sau đó là giai đoạn ủ men để từ đó người dân nơi đây trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu. Với số lượng này khi đưa vào lò kháp rượu sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40-62 độ và khi đó rượu Phú Lễ vừa có hương thơm đặc trưng, vừa có những vị thuốc nên nếu thưởng thức một cách điều độ sẽ tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, người dân ở xã Phú Lễ không sản xuất rượu một cách manh mún mà thành lập Tổ hợp tác sản xuất, có sự phối hợp với Công ty Cổ Phần Sản Xuất- Thương Mại Phú Lễ để không mất tiếng, mà để tìm đầu ra luôn ổn định. Đặc biệt, trong liên doanh sản xuất giữa Tổ hợp tác và doanh nhân luôn có những nghệ nhân, trong đó có ông Ba Vân là người nắm giữ trong tay bí quyết gia truyền nhiều đời về công thức và cách pha chế bài “hồ men” rượu Phú Lễ.
Rượu Phú Lễ được “kháp” theo quy trình mới với công thức truyền thống vẫn giữ được hương vị trăm năm qua, điều quan trọng là đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, có 4 mặt hàng chính là : Rượu trắng, rượu chuối hột, rượu hải mã và rượu ấp xanh hiện đã được đóng chai với mẫu mã đẹp và đa dạng giá cả phù hợp cho nhiều giới tiêu dùng nên được tiêu thụ rông khắp. Và như thế, làng nghề rượu Phú LỄ được chắp them đôi cánh để bay xa hơn nữa tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người dân nông thôn ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
(Theo báo An Giang)